Trị dứt bệnh viêm xoang bằng Đông y cần phục hồi chính khí

Viêm xoang là tình trạng viêm ở niêm mạc lót trong các hốc xoang. Các hốc xoang cạnh mũi có bề mặt được lót bằng một lớp niêm mạc để che phủ, nuôi dưỡng và bảo vệ xoang. Các xoang đều thông nối với nhau và dẫn lưu dịch ra mũi nên khi bị viêm ở một xoang nào đó kéo dài sẽ dễ làm các xoang khác bị viêm (viêm đa xoang) và viêm mũi.

 

Cấu tạo xoang mũi và các vị trí viêm xoang

Cấu tạo xoang mũi

 

Ở trạng thái bình thường, cơ thể luôn tiết dịch ở các lớp niêm mạc này để làm sạch và bảo vệ xoang. Khi lớp niêm mạc này bị viêm sẽ sưng, phù nề và gây mủ làm cản trở sự thông khí và dẫn lưu dịch từ các xoang ra mũi nên gây ra các triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm xoang như: nghẹt mũi, điếc mũi, chảy nước mũi, chảy dịch nhầy hay mủ xuống mũi họng, đau buốt ê ẩm vùng đầu, hắt hơi nhiều… 

 

 

Ngày nay, môi trường ô nhiễm là nguyên nhân chính khiến cho việc điều trị viêm xoang kéo dài, hay tái phát. Tây y điều trị viêm xoang chủ yếu dùng kháng sinh để diệt vi trùng ở các xoang hoặc phẫu thuật để loại bỏ các vùng viêm trong xoang mũi. Các thuốc Tân dược dạng xịt hay dạng uống có tác dụng rất nhanh chóng đối với các triệu chứng của bệnh viêm xoang. Tuy nhiên do thuốc kháng sinh chỉ điều trị được phần ngọn của bệnh mà chưa cải thiện được sức đề kháng của cơ thể nên khi hết thuốc, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bệnh lại tái phát. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến tình trạng lờn kháng sinh, viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa, suy giảm chức năng gan thận… 

 

Theo Đông y, chính khí (hay còn gọi là chân khí) lưu hành toàn thân là động lực để duy trì hoạt động cơ thể, phòng chống tà khí và bệnh tật. Vì vậy mà “chính khí nội tồn, tà bất khả can” tức là khi chính khí đầy đủ, con người sẽ mạnh khỏe, có sức đề kháng tốt, khả năng thích nghi với môi trường cao nên khó mắc bệnh.

Khi chính khí hư tổn, các tà khí trong tự nhiên như phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa dễ dàng xâm nhập vào mũi, lưu trú ở các hốc xoang, cản trở sự lưu thông của khí và dịch giữa các xoang ra mũi, hóa thành đàm trọc tích trệ ở xoang mũi, tạo điều kiện cho vi trùng phát triển mà thành bệnh. Điều này thấy rất rõ, khi thời tiết thay đổi lạnh quá, nóng quá hay ẩm thấp quá sẽ làm cho các triệu chứng của bệnh viêm xoang trầm trọng hơn.

 

 

Thuốc Đông y trị bệnh viêm xoang hiện nay đa phần chỉ nhắm vào việc tiêu viêm, giải độc bằng các vị thuốc như: Kim ngân hoa, Liên kiều, Bồ công anh, Thương nhĩ tử, Tạo giác thích… kết hợp với thuốc giải biểu khu tà (đuổi tà khí ra ngoài cơ thể), trừ đàm bằng các vị thuốc như: Phòng phong, Kinh giới, Bạch chỉ, Bối mẫu, Bán hạ… Về bản chất, đây là cách trị bệnh viêm xoang bằng thảo dược chứ không phải bằng phương pháp biện chứng luận trị của Đông y.  
Từ các bài thuốc gia truyền và kinh nghiệm điều trị bệnh nhiều năm, chúng tôi nhận thấy phương pháp điều trị tận gốc bệnh viêm xoang chính là phải phục hồi được chính khí kết hợp với khu tà, tiêu viêm, bài nùng (đẩy mủ dịch ra ngoài).  

 

 

Hốt thuốc cho bệnh nhân tại phòng khám Đông y Y Tâm Đường


Chính khí được hình thành từ tinh khí tiên thiên (do cha mẹ truyền lại) được tàng trữ ở thận kết hợp với tinh khí do tỳ vị hóa sinh từ thức ăn và tinh khí do phế hô hấp từ khí tự nhiên.
Chính khí suy giảm khi chức năng của lục phủ ngũ tạng mất đi sự cân bằng, mà chủ yếu là các tạng phế, tỳ, thận hư tổn. Trong chẩn đoán cần xác định xem công năng của tạng nào hư tổn mà sẽ ôn bổ phế khí hay kiện tỳ ích khí hay ôn bổ thận khí để giúp cho chính khí phục hồi, sức đề kháng của cơ thể nâng cao, hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. 

Trên thực tiễn điều trị bệnh viêm xoang bằng Đông y, chúng tôi nhận thấy nhiều người khi đã trị khỏi viêm xoang còn hết cả các bệnh chứng do chính khí hư tổn gây ra như dễ cảm mạo, viêm họng, viêm dạ dày, đau mỏi cổ gáy, lạnh chân tay, tiêu hóa kém, mệt mỏi, da xanh nhợt…