Rượu thuốc: những điều quan trọng cần biết khi sử dụng

Theo Đông y, rượu thuốc giúp tăng cường sức khỏe, bổ khí huyết, bổ thận, tráng dương trị liệt dương, đau lưng mỏi gối, gai cột sống, thấp khớp, nhức mỏi… Tuy nhiên, rượu thuốc nếu không được ngâm đúng cách hoặc thuốc chưa được sơ chế và làm sạch sẽ có hại cho sức khỏe. Thực tế cho thấy, rượu thuốc chỉ phát huy được tác dụng bồi bổ và trị bệnh khi dược liệu chuẩn, sạch và được dùng đúng bài. 

 

Thuốc ngâm rượu Y Tâm Đường Đại Bổ thang (xem thêm)

Dược liệu để ngâm với rượu có nguồn gốc từ thực vật như nhân sâm, củ maca, linh chi, đương quy, cúc hoa, hà thủ ô, ba kích, dâm dương hoắc... Hoặc có nguồn gốc động vật như rắn, tắc kè, bìm bịp, hải mã (cá ngựa), lộc nhung, ngọc dương và các loại cao động vật... Tùy theo nhu cầu bồi bổ hay điều trị của bệnh nhân, thầy thuốc sẽ tư vấn hoặc kê đơn thuốc ngâm rượu với công dụng thích hợp. 

 

Củ Maca - thảo dược quý giúp bổ thận tráng dương (xem thêm)

Khi sử dụng dược liệu có nguồn gốc thực vật, cần phải sơ chế, làm sạch, sao tẩm theo phương pháp bào chế của y học cổ truyền mới phát huy hết tác dụng của thuốc. VD: lõi ba kích có độc tố gây hại cho tim mạch vì vậy ba kích phải bỏ lõi trước khi dùng. Toan táo nhân cần sao đen để phát huy tác dụng dưỡng tâm an thần. Ngưu tất cần tẩm rượu, phơi sấy khô để giảm trừ tính lạnh dễ gây ra đại tiện phân lỏng…  

 

Sơ chế dược liệu

Sơ chế dược liệu tại phòng khám Đông y Y Tâm Đường

Khi sử dụng dược liệu có nguồn gốc động vật để ngâm rượu, chúng ta cần lưu ý như sau:
- Cá ngựa là động vật lành tính, sinh trưởng trong môi trường sạch. Trước khi dùng ngâm rượu chỉ cần rửa qua bằng rượu để loại bỏ các tạp chất bám trên thân cá là được.

 

cá ngựa khô

Cá ngựa khô tại phòng khám Y Tâm Đường (xem thêm)

- Lộc nhung là một vị thuốc quý nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến cho đúng. Trước khi dùng, lộc nhung phải được cạo sạch phần lông để không gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

- Bìm bịp là loại động vật ăn thịt sống như rắn chuột, ếch, nhái. Trong lông và bụng con vật này đều chứa nhiều ký sinh trùng. Vì vậy cần mổ bụng, bỏ nội tạng, bỏ lông và nướng chín trước khi ngâm rượu để tránh bị nhiễm các ký sinh trùng vào cơ thể.

- Tắc kè trước khi sử dụng ngâm rượu cũng cần được bỏ nội tạng, bỏ mắt và móng chân, rửa sạch qua bằng rượu sẽ giúp rượu ngâm có mùi thơm dễ chịu, không bị tanh. Ngoài ra, còn giúp loại bỏ được độc tính có trong nội tạng và trong mắt của tắc kè.

- Ngọc dương (tinh hoàn và dương vật của dê): rửa sạch, thái mỏng, bóp đều với  rượu gừng tươi (lấy 100g gừng tươi, giã nát, trộn đều với 300ml  rượu 40-45 độ) và để trong 30 phút rồi đem phơi cho thật khô sẽ giúp loại bỏ được mùi tanh và mùi khai.

- Rắn và bò cạp là những động vật có độc tính, có thể gây nên tình trạng dị ứng hoặc ngộ độc. Vì vậy người dùng có tiền sử dị ứng cần thận trọng khi sử dụng.

- Cao động vật khi dùng cần phải đảm bảo được nguồn gốc và xuất xứ để tránh những tác hại không mong muốn do dùng phải hàng giả, kém chất lượng.

Ngoài ra, việc lựa chọn rượu ngâm thuốc cũng rất quan trọng, quyết định chất lượng của cả bình rượu thuốc. Do vậy, chúng ta nên chọn những cơ sở nấu rượu uy tín để mua. Rượu ngâm thuốc thường phải có nồng độ từ 40-60 độ để dễ chiết xuất các thành phần trong dược liệu. Nếu ngâm các thành phần động vật, nồng độ rượu nên từ 45 độ trở lên, bởi nồng độ rượu thấp không làm chín con vật, sẽ bị phân hủy nhiễm khuẩn và hỏng cả bình rượu thuốc. Bình rượu cần để nơi thoáng mát hoặc trong hầm rượu để đảm bảo chất lượng và bảo quản rượu được tốt hơn.

 

Y Tâm Đường Bổ Thận Tráng Dương thang xếp vào bình

và sau khi ngâm với 6 lít rượu (xem thêm)

Rượu thuốc khi dùng đúng liều lượng sẽ có tác dụng dưỡng sinh, chống lão hóa, điều trị và phòng chống bệnh tật. Liều dùng thông thường, mỗi ngày uống 1 đến 3 lần, mỗi lần 20-40 ml. Không nên lạm dụng rượu thuốc, dùng quá liều sẽ gây hại cho sức khỏe. Người bị tăng huyết áp, bệnh gan, loét dạ dày… không nên dùng rượu thuốc. Nếu không uống được rượu, chúng ta cũng có thể chưng cách thủy rượu thuốc làm bay hơi rượu hoặc pha với mật ong để dễ uống hơn.