Phương pháp và bài thuốc Đông y trị dứt bệnh đau thần kinh tọa

Thần kinh tọa hay còn gọi là thần kinh hông là một dây thần kinh lớn của cơ thể được tạo nên bởi các rễ thần kinh từ đốt sống thắt lưng L3, L4, L5 và đốt sống cùng S1. Đau thần kinh tọa tức là tình trạng đau dọc theo vùng phân bố của dây thần kinh tọa và các rễ nhánh của nó. Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột, có thể hết sau vài tuần nhưng cũng có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm gây ảnh hưởng đến khả năng lao động và chất lượng cuộc sống.  Đau thần kinh tọa có bệnh danh Đông y là "tọa điến phong" hay "tọa cốt phong"...  “Phong” trong hội chứng bệnh lý này nhằm mô tả tính chất thay đổi và di chuyển của đau.

 

Đường đi của dây thần kinh tọa

Đường đi của dây thần kinh tọa


Khi bị đau thần kinh tọa người bệnh thường có các triệu chứng: đau bắt đầu từ thắt lưng, sau đó đau lan tỏa dọc xuống mông và có thể lan đến mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá chân, mu bàn chân; đau nhói ở thắt lưng. Cơn đau thường liên tục, có khi bộc phát sau khi đi hoặc đứng nhiều, nhưng cũng có thể giảm hay hết đau khi nằm nghỉ,... Mức độ đau có thể thay đổi từ đau âm ỉ cho tới đau dữ dội không chịu được, đau tăng lên khi ho, hắt hơi, cúi gập lưng. Đau thần kinh tọa do chèn ép nặng vào rễ thần kinh tọa hoặc do cơ thể hư nhược không nuôi dưỡng được gân cơ có thể dẫn đến teo cơ vùng mông và chân.

 

NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ GÂY BỆNH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Lý luận của Đông y cho rằng: Thận tàng tinh chủ cốt tủy; Can (gan) tàng huyết chủ về cân (gân); Khí huyết lưu thông khắp cơ thể, nuôi dưỡng tạng phủ và bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của tà khí. Vì vậy theo Đông y, đau thần kinh tọa thường do các nguyên nhân chính như sau:
- Cảm thụ ngoại tà: Chủ yếu là do phong, hàn, thấp, nhiệt kết hợp với nhau thành phong hàn, phong thấp, thấp nhiệt, hàn thấp xâm nhập vào cơ thể, lưu trệ ở vùng thắt lưng hông làm cho khí huyết vận hành không thông mà phát bệnh.

- Khí trệ huyết ứ: Thường gặp khi bị chấn thương làm tổn thương kinh mạch, khí huyết làm cho huyết ứ trệ không thông mà gây bệnh. Một số trường hợp do bệnh lâu ngày làm khí huyết vận hành không thông cũng gây ra bệnh. Đông y có câu “bất thông tắc thống” là vậy.

- Can thận hư tổn: Ở người lớn tuổi, lao động quá sức, cơ thể suy nhược hoặc sinh hoạt tình dục quá độ thường thấy chứng năng can thận hư tổn. Khi đó các đốt sống, đĩa đệm dễ dàng thoái hóa, biến dạng, thoát vị... mà gây ra đau thần kinh tọa.
 

Đông y cho rằng, “Yêu vi thận chi phủ, thận hư tắc yêu thống” tức là thận tàng tinh chủ cốt sinh tủy, còn lưng là nơi trú ngụ của thận, vì vậy khi thận hư tổn thì dễ đau mỏi lưng, gân cốt dễ thoái hóa, biến dạng gây ra chèn ép vào rễ thần kinh. Ngoài ra, khi chính khí hư tổn, phong; hàn; thấp tà dễ dàng xâm nhập vào kinh lạc, rồi kết tụ tại các khớp xương, làm cho khí huyết bị ngưng trệ từ đó mà gây đau nhức, 

 

Bác sĩ Đông y Nguyễn Hữu Trường châm cứu điều trị đau thần kinh tọa tại phòng khám Đông y Y Tâm Đường

 

PHƯƠNG PHÁP DÙNG THUỐC TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA

Đông y dùng thuốc điều trị đau thần kinh tọa chú trọng biện chứng luận trị theo nguyên tắc " trị bệnh cầu kỳ bản, cấp tắc trị tiêu, hoãn tắc trị bản" tức là trị bệnh phải tìm ra gốc của bệnh (nguyên nhân gây bệnh); bệnh cấp tính thì trị ngọn trước (giảm đau trước); bệnh tiến triển chậm, lâu ngày thì trị vào gốc của bệnh.

 

Để trị gốc của bệnh đầu tiên phải phục hồi chức năng chủ gân cốt của gan thận, bổ khí huyết, thông kinh hoạt lạc. Các thể đau thần kinh tọa do ngoại tà xâm phạm kinh lạc như hàn thấp, phong thấp hoặc thấp nhiệt thì phải tán hàn trừ thấp hoặc khu phong trừ thấp hoặc thanh nhiệt lợi thấp, chỉ thống. Các thể đau thần kinh tọa do khí trệ huyết ứ thì phải lý khí, hoạt huyết, hóa ứ. Còn đau thần kinh tọa do can thận hư tổn thì phải tư bổ can thận, cường cân kiện cốt.


+ Bài thuốc ngâm rượu trị đau thần kinh tọa: Y Tâm Đường Phục Cốt Thang

Theo Đông y rượu cũng là một vị thuốc, có thể dùng để trị bệnh. Rượu là tinh khí từ thủy cốc có vị cay ngọt, tính nóng, đi vào kinh tâm và can. Có tác dụng làm tăng cường sự lưu thông khí huyết, hoạt huyết hóa ứ, khu phong tán hàn, ấm vị dưỡng tỳ, kích thích tiêu hóa, tươi nhuận da… Thuốc ngâm với rượu sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh. Do ít biến chất, dễ bảo quản, rượu thuốc rất thích hợp cho các bệnh lý mạn tính, phải điều trị dài ngày như thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, tê tay chân. 

 

Phương pháp dùng rượu thuốc để điều trị đau thần kinh tọa cũng kinh tế hơn so với dùng thuốc sắc uống. Vì mỗi thang thuốc ngâm rượu có thể dùng điều trị trong thời gian 2-3 tháng, trong khi mỗi thang thuốc sắc uống chỉ dùng trong 1 ngày. Quí vị click vào link bên dưới để xem chi tiết về thang thuốc ngâm rượu: thành phần, công dụng và cách dùng

 


Bác sĩ Merlin Williams chia sẻ bài thuốc Đông y trị đau thần kinh tọa tại Y Tâm Đường

Click để xem chi tiết về thuốc ngâm rượu Phục Cốt Thang

 

Đối với các trường hợp không thể uống rượu thuốc, chúng ta có thể dùng bài thuốc sau đây để sắc uống hoặc bào chế thành dạng viên nhỏ để tiện sử dụng.

 

+ Bài thuốc sắc uống trị đau thần kinh tọa:  “Độc hoạt ký sinh thang gia giảm” 

Thành phần:  Độc hoạt 8g, Thục địa 12g, Phòng phong 8g, Bạch thược 12g, Tang ký sinh 20g, Tế tân 4g, Đảng sâm 8g, Đỗ trọng 12g, Phục linh 12g, Tần giao 8g, Cam thảo 4g, Ngưu tất 8g, Xuyên khung 8g, Nhục quế 4g, Đương quy 12g, Hồng hoa 6g, Mộc qua 12g, Thổ phục linh 12g.


Công dụng: Trừ phong thấp, hóa ứ, giảm đau, ích can thận, bổ khí huyết.

 

Lương y Bùi Thị Thìn (phải), Bác sĩ Đông y Nguyễn Thị Thảo (giữa) đang hốt thuốc cho bệnh nhân tại phòng khám đông y Y Tâm Đường

 

Phân tích bài thuốc: 
Trong phương dùng Đỗ Trọng, Ngưu Tất, Tang Tý Sinh để bổ ích can thận, cường cân tráng cốt. 
Xuyên Khung, Đương Quy, Thục Địa, Bạch Thược, chính là bài “Tứ Vật Thang” để “bổ huyết, hòa huyết” theo thuyết “trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tất diệt”. 
Đảng Sâm,Phục Linh, Cam Thảo là bài “Tứ Quân Tử Thang” nhưng thiếu Bạch Truật để “ích khí, phò chính khu tà” tức là làm cho chính khí vượng thì tà tự trừ. 
Nhục Quế, Tế Tân tính nóng vào kinh thận, kinh tâm có tác dụng tán hàn, chỉ thống, ôn kinh, thông mạch. 
Tần Giao, Độc Hoạt, Phòng Phong để tán phong, khứ thấp, thanh thấp nhiệt.
Hồng Hoa quy kinh tâm, kinh can để hoạt huyết thông kinh, khứ ứ, giảm đau.
Mộc Qua, Thổ Phục Linh để  thư cân hoạt lạc, thông lợi các khớp, trừ thấp.


Gia giảm: Tùy theo cơ địa của người bệnh (hàn hay nhiệt, thực hay hư..) hoặc có hay không các triệu chứng kèm theo như: đau dạ dày, ăn kém, ngủ khó, huyết áp cao, huyết áp thấp, táo bón… mà thầy thuốc sẽ điều chỉnh gia giảm các vị thuốc cho phù hợp.


Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang. Mỗi thang sắc làm 2-3 lần. Mỗi lần cho 3 chén nước, sắc cạn còn 1 chén. Liệu trình điều trị thường 3-6 tuần tùy theo mức độ nặng nhẹ và cơ địa của bệnh nhân.

 

Lưu ý rằng việc điều trị đau thần kinh tọa nhất thiết phải có thầy thuốc chuyên khoa chỉ định dùng thuốc ứng với từng trường hợp, từng người bệnh cụ thể.

 

PHƯƠNG PHÁP KHÔNG DÙNG THUỐC 
Khi mới bị đau thần kinh tọa hoặc đau nhẹ có thể dùng các phương pháp không dùng thuốc như:
 

Bác sĩ Đông y Nguyễn Hữu Trường hướng dẫn cách làm rượu xoa bóp trị đau nhức, thoái hóa đốt sống.
(Trong mục "Cẩm nang 365" trên kênh truyền hình SCTV4)


-  Xoa bóp bấm huyệt: Dùng các thủ pháp day, ấn dọc theo đường đi của thần kinh tọa (kinh bàng quang) có tác dụng thả lỏng cơ, giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, đỡ đau nhức hơn. Ngoài ra cũng có thể kết với châm cứu nhằm đạt hiệu quả điều trị tốt hơn.

 

-  Châm cứu: chủ yếu tập trung vào các huyệt vùng thắt lưng tương ứng với các rễ thần kinh; các huyệt nằm dọc theo đường đi của dây thần kinh. Phương huyệt thường dùng: Thận Du, Đại Trường Du, Hoàn Khiêu, Thượng Liêu, Phong Thị , Dương Lăng Tuyền, Túc Tam Lý, Ủy Trung, Thừa Sơn, Côn Lôn, Tam Âm Giao. Ngoài ra, có thể gia giảm các huyệt tại chỗ hoặc xa nơi vùng đau với các thủ pháp khác nhau, tùy theo tính chất hàn nhiệt, trạng thái hư thực, vị trí nông sâu của từng người bệnh. Liệu trình điều trị từ 1 đến 4 tuần.

Danh mục điều trị: